Đặc điểm nguồn gốc và cách phân biệt cây tràm gió và tràm trà

Đặc điểm nguồn gốc và cách phân biệt cây tràm gió và tràm trà

09:48 - 04/06/2023

Cây tràm gió và cây tràm trà là hai loại thực vật được có giá trị kinh tế cao. Hai loại cây này đều thuộc họ Đào Kim Nương nhưng lại có đặc điểm, nguồn gốc và giá trị khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt cây tràm gió và tràm trà và thường xảy ra nhầm lẫn.

GIỚI THIỆU CÂY TRÀM TRÀ
Xây dựng mô hình trồng cây Bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora Hook.f.) để khai thác phục vụ sản xuất tinh dầu tại tỉnh Phú Thọ
Dự án: Xây dựng mô hình trồng Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) kết hợp nuôi cá thương phẩm trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả tại tỉnh Nam Định
Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển Tràm trà (Melaleuca alternifolia) và Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao ở tỉnh vĩnh phúc
Giới thiệu cây tràm năm gân

Cây tràm gió và cây tràm trà là hai loại thực vật được có giá trị kinh tế cao. Hai loại cây này đều thuộc họ Đào Kim Nương nhưng lại có đặc điểm, nguồn gốc và giá trị khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt cây tràm gió và tràm trà và thường xảy ra nhầm lẫn. Dưới đây là những đặc điểm mà bạn có thể dùng để nhận biết cách phân biệt cây tràm gió và tràm trà.

Cách phân biệt cây tràm gió và tràm trà 01
                                Cách phân biệt cây tràm gió và cây tràm trà

Đặc điểm nguồn gốc cây tràm gió và tràm trà

Cây tràm gió: là cây thân gỗ, phù hợp và được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á, Úc, New Guinea và vùng đảo Torres Strait. Tràm gió là loại cây có chiều cao trung bình đến cao, vỏ cây có màu bạc. Đặc biệt, hoa cây tràm gió có màu trắng bạc hoặc màu xanh lá. Loại cây này được dùng trong khai thác chưng cất tinh dầu và nhiều lợi ích trong cuộc sống đã được nghiên cứu và chứng minh.

Cây tràm trà: tràm trà là loại cây dược miêu tả theo khoa học lần đầu tiên năm 1924, có nguồn gốc từ Châu Úc. Cây tràm trà là loại phát triển trên đất ẩm, dưới ánh nắng mặt trời.

Cách phân biệt cây tràm gió và cây tràm trà 02
                                        Đặc điểm của cay tràm gió và tràm trà

Cách phân biệt cây tràm gió và tràm trà dựa vào đặc điểm

Đặc điểm cây tràm gió

  • Chiều cao: cây tràm gió có thể cao đến 35m.
  • Vỏ cây: thường có màu xám, nâu, hoặc trắng, chồng chéo lên nhau tạo thành nhiều lớp. Khi mới hình thành, vỏ cây bóng mượt. Sau đó cứng dần và trở nên sần sùi khi trưởng thành.
  • Lá cây: xếp xen kẽ lên nhau, hình dáng thon dần ở hai đầu lá
  • Hoa: hoa có màu trắng, màu kem và màu xanh lục vàng. Vị trí hoa nở ở cuối cành cây, thành từng cụm dài hình trụ và phát triển ra phía sau. Mỗi chùm hoa có 3 hoa.
  • Quả: hình tròn, mọc dọc theo cành cây, mỗi quả có đường kính từ 2mm – 2,8mm.

Đặc điểm của cây tràm trà

  • Chiều cao: cây tràm trà có thể cao tới 30m.
  • Lá: mọc so le, hình trứng hoặc hình mũi mác. Lá có thể dài tới 25cm, mép nhẵn, màu xanh lục hoặc xanh xám.
  • Hoa: mọc thành cụm một, dày dọc theo thân cây. Các cánh ho nhỏ, mọc thành chùm dày đặc. Màu sắc hoa rất đa dạng: trắng, hồng, đỏ, vàng nhạt, ánh lục.
  • Quả: là quả nang và chưa nhiều hạt nhỏ

Cách phân biệt cây tràm gió và tràm trà qua công dụng

Công dụng của cây tràm gió

Có rất nhiều thành phần của cây tràm gió được khai thác sử dụng. Tràm gió được trông để làm than ở Đông Nam Á. Thân cây, gỗ cây tràm gió rất chắc chắn được dùng rất nhiều làm cột nhà, sàn nhà, lợp, tráng kín thuyền, hoặc hàng rào….

Người Úc bản địa đã sử dụng lá cây tràm gió với rất nhiều công dụng trị bệnh đau nhức, đường hô hấp. Lá cây tràm gió được sử dụng như thảo dược trị bệnh. Bởi vì, tinh dầu tràm gió là một trong những tinh dầu có tác dụng cực kỳ tốt đối với đường hô hấp, an thần, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, đuổi côn trùng… Ngoài ra, mùi hương của nó cũng cực kỳ dễ chịu cho thực phẩm, mỹ phẩm hoặc xà bông.

Đặc điểm của cay tràm gió và tràm trà 03
                                       Công dụng của cây tràm gió và cây tràm trà

Công dụng của cây tràm trà

Không giống như tràm gió, cây tràm trà và các loại tinh dầu tràm trà có tác dụng rất tốt đối với bệnh ngoài da. Như mụn trứng cá, viêm nhiễm, nấm ngứa hoặc trị viêm xoang. Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn được sử dụng rất phổ biến trong mỹ phẩm, giảm mụn, điều chế kem đánh răng, dầu gội, nước súc miệng và bảo quản thực phẩm.

Xem thêm:

Trên đây là một số tiêu chí để đưa ra cách phân biệt cây tràm gió và tràm trà. Đây đều là hai loại thảo dược từ thiên nhiên có công dụng cực kỳ tốt đối với sức khỏe và làm đẹp được được khai thác rất tối ưu.